Trong bất kỳ máy tính hoặc thiết bị di động nào, khi nói đến phần mềm thì cái đầu tiên chúng ta cần nhắc đến là hệ điều hành bởi nó được coi là xương sống. Lí do là nó phải được cài đặt trước khi các chương trình khác có thể cài và sử dụng. Vậy hệ điều hành là gì?

Định nghĩa hệ điều hành

hệ điều hành là gì

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành có thể hiểu đơn giản nó là một phần mềm được cài trên máy tính hoặc thiết bị di động. Nó đóng vai trò quản lý, điều hành các thiết bị phần cứng cũng như các phần mềm được cài trên nó. Hệ điều hành cũng đóng vai trò như người phiên dịch cho việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng. Các bạn có thể hiểu dễ dàng hơn khi nhìn vào sơ đồ dưới đây.

sơ đồ hệ điều hành

Sơ đồ tương tác giữa người dùng với phần cứng thông qua hệ điều hành và phần mềm

Trong những ngày đầu, thuật ngữ hệ điều hành chủ yếu được sử dụng để ám chỉ một hệ điều hành máy tính. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ điện thoại di động, các thiết bị thông minh đã đưa ra khả năng xử lý gần như một máy tính có thể xử lý. Những thiết bị di động này cũng có hệ điều hành riêng.

Đặc điểm của hệ điều hành

Dưới đây là danh sách một số tính năng đặc trưng của một hệ điều hành:

  • Quản lý bộ nhớ: Theo dõi bộ nhớ (phân quyền sử dụng tài nguyên, tài nguyên nào nên ẩn…). Phân bổ bộ nhớ khi một quá trình xử lý hoặc một chương trình yêu cầu.
  • Quản lý bộ xử lý: Phân bổ bộ xử lý (CPU) cho một quy trình và cho phép phân bổ lại các ứng dụng khi không cần thiết.
  • Quản lý thiết bị: Theo dõi tất cả các thiết bị. Đây cũng được gọi là bộ điều khiển I/O quyết định quá trình nào nhận được thiết bị, nhận khi nào và trong bao nhiêu thời gian.
  • Quản lý tệp: Phân bổ và phân bổ tài nguyên và quyết định ai sẽ nhận tài nguyên.
  • Bảo mật: Ngăn chặn truy cập trái phép vào các chương trình và dữ liệu bằng mật khẩu và các kỹ thuật tương tự khác.
  • Tương tác với người vận hành: Tương tác có thể diễn ra thông qua bảng điều khiển của máy tính dưới dạng cửa sổ giao diện được hiển thị trên màn hình. Ở đây sẽ có các lựa chọn, khi chúng ta thao tác các xử lý sẽ diễn ra và hiển thị lại kết quả.
  • Hỗ trợ phát hiện lỗi: Thông báo lỗi, các phương pháp gỡ lỗi và phát hiện lỗi khác.

Phân loại hệ điều hành

Hiện nay hệ điều hành thường được chia làm 4 loại chính sau đây:

  • Hệ điều hành thời gian thực (RTOS): Được sử dụng để điều khiển máy móc, dụng cụ khoa học và hệ thống công nghiệp. RTOS thường có rất ít khả năng giao diện người dùng và không có tiện ích người dùng cuối, vì hệ thống sẽ là một “hộp kín” khi được giao để sử dụng.
  • Đơn nhiệm một người dùng: Như cái tên của nó, mỗi phiên làm việc chỉ được cho phép một người dùng sử dụng. Trong quá trình sử dụng, các chương trình phải được sử dụng lần lượt. Tức là tại một thời điểm bạn chỉ có thể chạy và sử dụng một chương trình.
  • Đa nhiệm một người dùng: Cũng như đơn nhiệm một người dùng, đa nhiệm một người dùng chỉ khác ở điểm bạn có thể sử dụng cùng lúc nhiều chương trình.
  • Đa nhiệm nhiều người dùng: Cho phép cùng lúc nhiều người truy cập vào hệ thống và sử dụng tài nguyên cũng như sử dụng nhiều chương trình cùng lúc.

Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay

một số hệ điều hành phổ biến

Một số hệ điều hành phổ biến

Như ảnh trên các bạn có thể thấy icon của 4 hệ điều hành. Tên của nó lần lượt từ trái qua phải là: Android, iOS, Linux, Microsoft Windows. Đây là 4 cái tên được nhiều người biết đến hiện nay. Ngoài ra còn rất nhiều hệ điều hành khác. Dưới đây là một số hệ điều hành được phân loại theo: máy tính và mobile.

Một số hệ điều hành máy tính

Một số hệ điều hành điện thoại di động

  • Android
  • iOS
  • Windows Phone
  • Blackberry OS
  • Firefox OS

Categorized in:

Wiki,